Mọi phần mềm chất lượng đều xuất phát từ quy trình phát triển phần mềm cụ thể và rõ ràng. Việc nắm rõ các bước trong quy trình này là tối cần thiết đối với các nhà lập trình phần mềm. Ngày nay có khá nhiều mô hình phát triển phần mềm, tùy vào tính chất và quy mô sản phẩm được tạo ra mà doanh nghiệp sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Vậy cụ thể quy trình phát triển phần mềm là gì? Cùng Pambu tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Quy trình phát triển phần mềm còn được gọi là SDLC (Software Development Life Cycle). Quy trình này bao gồm các hành động được thực hiện theo một thứ tự nhất định để xây dựng và cung cấp một sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và phục vụ cho việc kinh doanh, sản xuất hay một nhu cầu đặc thù nào đó.
SDLC cung cấp một khuôn khổ để các nhà phát triển phần mềm và kỹ sư có thể sử dụng trong suốt một dự án phát triển phần mềm. Cụ thể, bằng việc tuân thủ đúng theo các giai đoạn được xác định rõ ràng của SDLC, tất cả thành viên trong nhóm dự án đều nắm được trách nhiệm, mục tiêu và lịch trình của dự án. Việc này giúp cho nhóm làm việc hiệu quả, có thể tạo ra sản phẩm phần mềm chất lượng cao và đúng hạn như dự kiến.
Vậy quy trình này có bao nhiêu giai đoạn và trong từng giai đoạn phát triển phần mềm sẽ diễn những công việc gì? Cùng Pambu tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo.
Theo quy tắc chung, quy trình SDLC sẽ bao gồm 6 bước:
Trước khi bắt đầu xây dựng phần mềm, chúng ta cần thu thập và xác định rõ các yêu cầu của người dùng và các bên liên quan đối với sản phẩm phần mềm sắp xây dựng. Chúng ta cần nghiên cứu thị trường để xác định các chức năng mà phần mềm nên cung cấp cho người dùng để họ cảm thấy đây là phần mềm hữu ích cho họ. Việc nghiên cứu này cũng giúp ta xác định được khả năng tồn tại của phần mềm trên thị trường như thế nào?
Sau đó, các thành viên trong nhóm phát triển phần mềm sẽ làm việc cùng với khách hàng để đưa ra các thông số kỹ thuật và yêu cầu chi tiết về sản phẩm phần mềm dự định làm ra. Tất cả thông tin này sẽ được tổng hợp thành một tài liệu được gọi là tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm (Software Requirement Specification). Tài liệu sẽ bao gồm các yêu cầu về chức năng, giao diện, hiệu suất,… Ngoài ra, còn có cả bản phác thảo về thành phần, nhiệm vụ của từng developer và các thông số thử nghiệm để tạo nên một sản phẩm chất lượng.
Ở giai đoạn này, người quản lý và các nhà phát triển phần mềm sẽ thống nhất việc lựa chọn kiểu mô hình phát triển phần mềm nào (Các kiểu mô hình phát triển phần mềm sẽ được cụ thể trong phần tiếp theo)
Từ các yêu cầu và thông số kỹ thuật được đưa ra trong bước 1, các nhà phát triển phần mềm sẽ vạch ra kiến trúc tổng thể cần thiết để tạo ra phần mềm. Ngoài ra, các yếu tố như: ngân sách, thời gian, công nghệ áp dụng, mức độ rủi ro,… cũng được xác định rõ ràng.
Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là các đặc điểm kỹ thuật thiết kế. Nó bao gồm các chỉ định về thiết kế kiến trúc, yêu cầu hệ thống cũng như đại diện UI/UX, Back-end, Front-end,… cho phép cả nhóm phát triển theo dõi toàn bộ quá trình phát triển nên phần mềm.
Ở bước này, các nhà phát triển phần mềm sẽ bắt đầu viết code và triển khai các thông số thiết kế đã đưa ra ở bước 2. Cụ thể, các Front-end developer sẽ xây dựng phần giao diện của phần mềm. Các Back-end developer sẽ sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình, framework để lập trình trên máy chủ và cùng với các quản trị viên cơ sở dữ liệu xử lý dữ liệu.
Sau khi hoàn tất việc coding, developers sẽ deploy (triển khai) sản phẩm trong môi trường phát triển. Lập trình viên sẽ tiến hành thử nghiệm sản phẩm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đã đưa ra.
Giai đoạn này thường chiếm khá nhiều thời gian và nhân lực trong toàn bộ quy trình phát triển phần mềm.
Sau khi hoàn tất phần lập trình phần mềm, sản phẩm sẽ tiếp tục chuyển cho các tester (người kiểm thử phần mềm). Các tester sẽ tạo ra các tình huống kiểm thử (test case) và tiến hành kiểm thử phần mềm. Mục đích của việc kiểm thử phần mềm là xác minh và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đúng như yêu cầu để ra.
Sau khi kiểm thử, tester sẽ cập nhật các lỗi vào công cụ quản lý và thông báo các bug (lỗi) cho developers. Bước này, tester sẽ ngồi cùng với developers để xử lý các bug hiện có và cập nhật vào hệ thống quản lý lỗi. Tùy vào mô hình phát triển phần mềm được lựa chọn ở bước 1 mà hoạt động của developer và tester có thể tiến hành lần lượt hoặc diễn ra song song.
Sau khi hoàn tất kiểm thử, phần mềm không còn lỗi, các nhà phát triển sẽ triển khai sản phẩm trên Production environment (môi trường chứa ứng dụng thật, chạy với người dùng thật, dữ liệu thật) và cung cấp sản phẩm hoàn thiện cho khách hàng.
Sau khi đăng ký, thử nghiệm Beta sẽ được tiến hành để thu thập các phản hồi của người dùng thực tế để hoàn thiện chất lượng phần mềm khi triển khai ở quy mô lớn. Ở bước này, developer cũng cần phải lên kế hoạch chuẩn bị cho mọi trường hợp bất trắc có thể xảy ra để chủ động hơn trong việc giải quyết các sự cố bất ngờ.
Sau khi phần mềm được đưa vào vận hành chính thức, khách hàng đã bắt đầu sử dụng phần mềm ở mức chất lượng cao nhất, bước tiếp theo chúng ta cần phải bảo trì sản phẩm. Công ty sẽ thành lập một nhóm chuyên về bảo trì và quản lý các vấn để người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm. Họ sẽ quản lý và giải quyết tất cả các vấn để của người dùng gặp phải. Đồng thời, phần mềm cũng được cập nhật sau khi triển khai để loại bỏ các lỗi và cải thiện hiệu suất.
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00 - 17:30
Thứ Bảy: 8:00 - 12:00
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00 - 17:30
Thứ Bảy: 8:00 - 12:00