Làm sao để tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng máy nén khí? Giải pháp tối ưu số 1 chính là lắp biến tần cho máy nén khí.
Máy nén khí thường yêu cầu lượng điện lớn nên việc tiết kiệm điện là vấn đề rất quan trọng. Thêm vào đó, máy nén khí còn đòi hỏi sự ổn định, độ bền cơ học cao, do việc sửa chữa và bảo dưỡng tương đối tốn kém và mất thời gian. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật về biến tần cho máy nén khí!
Biến tần cho máy nén khí: Máy nén khí và hệ thống máy nén khí đóng một vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp. Phạm vi ứng dụng của chúng rất rộng, chúng xuất hiện trong việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Các nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí tự nhiên, hóa dầu và các nhà máy hóa chất sử dụng các máy này cho việc nén khí ở những công đoạn cuối cùng.
Máy nén khí cũng đóng vai trò di chuyển, trao đổi nhiệt trong chu kỳ làm lạnh trong các hệ thống làm mát và điều hòa không khí, hệ thống HVAC.
Máy nén khí là một thiết bị cho phép tăng áp suất của khí thông qua việc giảm thể tích của lượng khí đó. Máy nén khí tương tự như bơm: chúng tăng áp suất của dòng chảy và có thể vận chuyển dòng chảy thông qua các đường ống.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động, chúng ta có một số loại máy nén khí tiêu biểu sau đây:
Trên thực tế, có rất nhiều loại máy nén khí với các đặc điểm và phạm vi ứng dụng khác nhau. Bài viết không đi sâu vào khía cạnh này mà sẽ tập trung vào ưu điểm khi sử dụng biến tần cho một hệ thống sử dụng máy nén khí.
Ở chế độ điều khiển đầu tiên: điều khiển lưu lượng khí cung cấp khi có tải /khi không tải.
Tư tưởng của phương pháp điều khiển này là sử dụng một dải giá trị của áp suất để xác định chế độ có tải hay không tải. Cụ thể hơn, khi áp suất khí trong hệ thống tăng đến một giới hạn nhất định (giới hạn trên), các van cửa vào sẽ ngừng cung cấp khí, tại thời điểm đó máy nén khi hoạt động ở chế độ không tải. Trong chế độ có tải, luồng khí sẽ được cấp đến nơi tiêu thụ gây ra sự sụt áp trên hệ thống. Khi áp suất của hệ thống giảm và đạt đến một giới hạn dưới, máy nén khi hoạt động ở chế độ có tải, các van cửa vào mở ra, dòng khí được bơm vào hệ thống để duy trì áp suất ở giá trị mong muốn.
Phương pháp này có một nhược điểm đó là việc duy trì chế độ làm việc có tải trong một thời dài sẽ làm giảm tuổi thọ motor. Hơn nữa, chính việc thiết lập một giới hạn trên và dưới của áp suất trong hệ thống để xác đinh hệ thống làm việc ở chế độ có tải hay không tải, gây ra sự lãng phí điện năng.
Ngày nay, với sự linh hoạt của các Biến tần cho máy nén khí trong việc điều khiển tốc độ, chế độ điều khiển tốc độ dòng khí cung cấp được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này giải quyết triệt để được nhược điểm của phương pháp điều khiển lưu lượng khí cung cấp khi có tải/không tải. Thay vì thiết lập giới hạn trên và dưới của áp suất, ta có thể thay đổi trực tiếp tốc độ của động cơ để đạt được sự ổn định của áp suất trong hệ thống. Chính khả năng thay đổi tốc độ một cách chính xác và linh hoạt đã giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ, tránh lãng phí điện năng. Và do đó vốn đầu tư ban đầu được thu hồi một cách nhanh chóng.
Máy nén khí thường yêu cầu sử dụng điện năng rất lớn, chính vì vậy việc tiết kiệm điện là một bài toán rất quan trọng trong quá trình vận hành loại máy này. Bên cạnh đó, máy nén khí cũng cần tính ổn định, độ bền cơ học cao vì việc sửa chữa và bảo trì tương đối tốn kém và tiêu tốn thời gian.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ tự động hóa, biến tần ra đời đã giúp giải quyết bài toán điều khiển máy nén khí một cách dễ dàng. Những ưu điểm của biến tần cho máy nén khí:
Bằng cách sử dụng biến tần để kiểm soát tốc độ quay của máy nén khí để ổn định áp suất đặt, ta sẽ tiết kiệm được điện năng qua công thức sau:
Q1 / Q2 = n1 / n2
H1 / H2 = (n1 / n2)2
P1 / P2 = (n1 / n2)3
Ở đây:
Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
H: là áp suất của hệ thống đường ống
P: công suất tiêu thụ của motor
n: tốc độ quay của máy nén khí
Từ biểu thức trên ta thấy được khi tốc độ quay của motor giảm 80% so với tốc độ quay định mức, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống đường ống bởi máy nén khí cũng giảm 80%, áp suất đường ống giảm tới (80%)2 và công suất tiêu thụ của motor giảm tới (80%)3, tức là 51,2%. Loại trừ tổn hao sắt và tổn hao đồng củ motor thì hiệu suất tiết kiệm điện đạt tới 40%. Đây là nguyên lý tiết kiệm điện bằng phương pháp thay đổi tần số.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế trong thời gian dài, việc ứng dụng biến tần vào hệ thống cung cấp khí và dùng công nghệ thay đổi tần số thay đổi tốc độ quay của máy nén khí điều chỉnh lưu lượng để thay thế cho việc dùng valve có thể đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm điện. Bình thường, lượng điện tiết kiệm là hơn 30%. Ngoài ra, chức năng khởi động mềm và đặc tính điều chỉnh tốc độ mịn của biến tần có thể thực hiện điều chỉnh lưu lượng ổn định và giảm rung khi khởi động kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ máy và đường ống.
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00 - 17:30
Thứ Bảy: 8:00 - 12:00
Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00 - 17:30
Thứ Bảy: 8:00 - 12:00